Việt Nam

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành - vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời


Ngày cập nhật: 27/10/2023 8:30:47 SA

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành mang trong mình nét đẹp văn hóa lịch sử, tín ngưỡng cũng như phong tục tập quán truyền thống của dân Vũng Tàu.

Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành thường được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16-18 tháng 10 âm lịch hàng năm. Vào ngày 16/10, người ta sẽ tổ chức lễ nghinh Bà trước vào lúc 6 giờ sáng từ Miếu Bà trên đảo Hòn Bà, nằm tại Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu.

 

Bên trong Miếu Bà Ngũ Hành - Ảnh: Internet

 

Hàng năm, Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành được tổ chức trong 3 ngày 16, 17 và 18/10 âm lịch. Ngày 16/10, vào lúc 6 giờ sáng người ta sẽ tổ chức lễ nghinh Bà trước. Nghi lễ này được diễn ra với đám rước gồm chủ lễ, học trò lễ, dân làng và kiệu, bàn thờ bài trí trầu cau, hoa quả, rượu trà, ngũ sự, cờ ngũ hành, chiêng trống và đoàn múa lân… di chuyển ra miếu Hòn Bà rồi về lại miếu Ngũ Hành để cúng lễ.

 

Lễ nghinh Bà có một điểm đặc biệt chính là đám rước sẽ đi bộ trên đất liền mà không sử dụng ghe. Từ hòn Bà, đám rước đi theo đường Thùy Vân đến Phan Chu Trinh và đi tiếp ra đường Hoàng Hoa Thám rồi về khu đình Thắng Tam. Sau khi nghinh Bà về miếu, nghi lễ cúng giỗ tiền hiền - hậu hiền sẽ được diễn ra vào khoảng thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút.

 

Sau lễ này là nghi lễ cúng ngũ hành bắt đầu vào đúng 12 giờ trưa. Đây cũng là nghi lễ chính và quan trọng nhất của Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành. Khi bắt đầu vào lễ, người ta sẽ đánh ba hồi chiêng trống, 8 học trò lễ và 6 đào thài sẽ tiến hành thực hiện những nghi thức truyền thống. Trước bàn thờ ngũ hành sẽ có đến 4 người phụ nữ quỳ chuẩn bị tế lễ, tế lễ sẽ bao gồm 1 chánh tế, 1 bồi tế, hai bên là đông hiếu và tây hiếu.

 

Lúc này, chủ lễ cúng thần dâng một tuần hương, ba tuần rượu, một tuần trà để khấn vái. Sau khi cúng vái xong, chủ lễ hóa văn tế. Khi này, những người tham dự cúng lễ sẽ lần lượt lạy tạ và khấn nguyện mong ước của mình, cầu mong cho sự bình an, hạnh phúc và may mắn.

 

Ngoài tổ chức nghi lễ nghiêm trang, tâm linh, tại Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành còn tổ chức hoạt động văn hóa giải trí như hát bội. Thông thường các vở nổi tiếng và quen thuộc sẽ được diễn như Sở Văn cứu giá, Phan Thế Ngọc đả lôi đài, lễ tôn soái Dương Kim Huệ… Ngoài ra, trong buổi chiều ngày lễ đầu tiên cũng sẽ tổ chức lễ đại bội và diễn lễ trình tuồng vào lúc 3 giờ chiều.

 

Miếu Bà Ngũ Hành ngày càng thu hút đông đảo dân cư Vũng Tàu và nhiều du khách thập phương, trở thành địa điểm du lịch lý thú, làm giàu thêm phong tục truyền thống tốt đẹp của địa phương.

 

                                                                                                                                                      AN NHIÊN

 

 

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

Bình luận của bạn:

Bình luận bạn đọc (0)

CÁC TIN KHÁC
Khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và phố cổ Hà Nội được công nhận là khu du lịch cấp thành phố (3/11/2023)
Hội An và Đà Lạt chính thức trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO (3/11/2023)
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành - vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời (27/10/2023)
Đến Hà Giang xem lễ hội “kéo chày” (24/10/2023)
Đặc sắc Lễ cầu an của người Ba Na (24/10/2023)
Tuần lễ Văn hóa du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ 2023 sẽ diễn ra vào tháng 11 (23/10/2023)
P'apiu resort (Hà Giang - Việt Nam) được vinh danh là khu nghỉ dưỡng lãng mạn hàng đầu châu Á (23/10/2023)
Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam (23/10/2023)
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 sẽ diễn ra tại Đà Lạt (23/10/2023)
Copyright 2024 by CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH QUẢNG TRỊ