Việt Nam

Lễ Sene Đôn Ta - nét đẹp văn hóa Khmer


Ngày cập nhật: 13/10/2023 8:53:19 SA

Lễ Sene Đôn Ta của đồng bào Khmer là một nghi lễ lớn trong năm của đồng bào, mang màu sắc tín ngưỡng dân gian, xen lẫn tôn giáo. Nghi lễ thể hiện được truyền thống đạo lý “Cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và tính giáo dục đạo đức sâu sắc.

 

 

Lễ Sen Dolta tại gia đình của người Khmer Nam Bộ - Ảnh: Internet

 

Lễ Sene Đôn Ta thường diễn ra trong ba ngày, vào ngày đầu tiên của Lễ, mỗi gia đình đều dọn dẹp nhà cửa, lau chùi bàn thờ tổ tiên sạch sẽ. Sau đó, dọn mâm cơm, bánh trái, rượu trà… và mời các thành viên trong gia đình cùng đốt nhang, đèn, khấn vái mời linh hồn ông bà và người quá cố về cùng con cháu. Đến chiều, mọi người ăn mặc tươm tất, tiếp tục dọn mâm cơm mới cúng ông bà, rồi mời linh hồn ông bà cùng đến chùa nghe sư sãi tụng kinh cầu siêu và thuyết pháp cho đến tối. Ngoài ra, các vị achar lấy những nắm cơm vắt đựng trên mâm cúng tam bảo, mời sư sãi tụng kinh cầu siêu cho linh hồn những người quá cố, rồi đem ra ngoài để chung quanh chính điện cúng cho những vong hồn cô đơn, không có con cháu.

 

Ngày thứ hai, bà con người Khmer chuẩn bị mâm cơm cùng bánh, trái… mang vào chùa để tổ chức cúng chính, sau khi được các vị sư tụng kinh cầu siêu cho tất cả các linh hồn ông bà của tất cả mọi nhà trong phum, sóc.

 

Vào ngày thứ ba, mỗi nhà, bà con chuẩn bị mâm cơm, họ mời vài vị sư cùng họ hàng thân tộc đến nhà tụng kinh cầu siêu cho người quá cố. Riêng phần chuẩn bị cho ông bà, người thân quá cố, bà con làm chiếc thuyền bằng bẹ chuối, có gắn thêm cờ phướn, 2 hình nộm (tượng trưng cho tổ tiên) và các thức cúng mỗi thứ một ít, có cả các gói gạo, muối, quần áo, tiền, vàng mã… rồi thắp nhang, đèn mang thuyền thả dưới sông, kênh rạch gần nhà để tiễn đưa ông bà và những người thân quá cố.

 

Lễ Sene Đôn Ta của đồng bào Khmer Nam Bộ là một trong những nghi lễ mang ý nghĩa rất lớn về lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, những người quá cố đối với con cháu. Bên cạnh đó, lễ này còn thể hiện nét đẹp truyền thống của tinh thần trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống văn hóa gắn với các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng trong ngôi chùa Khmer.

 

                                                                                            NHƯ TÚ

 

 

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

Bình luận của bạn:

Bình luận bạn đọc (0)

CÁC TIN KHÁC
Khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và phố cổ Hà Nội được công nhận là khu du lịch cấp thành phố (3/11/2023)
Hội An và Đà Lạt chính thức trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO (3/11/2023)
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành - vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời (27/10/2023)
Đến Hà Giang xem lễ hội “kéo chày” (24/10/2023)
Đặc sắc Lễ cầu an của người Ba Na (24/10/2023)
Tuần lễ Văn hóa du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ 2023 sẽ diễn ra vào tháng 11 (23/10/2023)
P'apiu resort (Hà Giang - Việt Nam) được vinh danh là khu nghỉ dưỡng lãng mạn hàng đầu châu Á (23/10/2023)
Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam (23/10/2023)
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 sẽ diễn ra tại Đà Lạt (23/10/2023)
Copyright 2024 by CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH QUẢNG TRỊ