Việt Nam

Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay


Ngày cập nhật: 23/02/2017 8:43:48 SA

Hàng ngày hàng giờ, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta liên tục được nghe, thấy về tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Chẳng hạn như chuyện thịt gà “ngậm hàn the” được chế biến bên cống thoát nước nước ở phường Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ; thịt bò, thịt heo không rõ nguồn gốc trong đó có thịt thối được chế thành bò viên ở  thị trấn Tân Trụ, tỉnh Long An; một lò mổ thủ công ở tỉnh Vĩnh Phúc dùng mánh lới tinh vi “phù phép” lợn bệnh thành lợn Mán tươi ngon bán về Hà Nội. Thịt bò, thịt gà, theo heo, rau xanh…,những thực phẩm không thể thiếu trong mâm cơm mỗi gia đình nhưng lại đang trở thành mối lo mất an toàn vệ sinh.

                                                                         

Cơ quan chức năng kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm

Mới đây, vụ ngộ độc ở bản Tả Chải, xã Ma Ly Chải, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu gây chấn động dư luận, bởi sau khi ăn cơm, uống rượu ở đám tang ở một gia đình, hơn 30 người phải nhập viện vì bị ngộ độc, đã có 8 người tử vong. Nguyên nhân được cơ quan chức năng xác định là do uống phải rượu có pha cồn công nghiệp Methanol. Đây là loại hóa chất rất nguy hiểm, gây tổn thương đến nội tạng khi sử dụng. Vụ việc thêm một hồi chuông cảnh báo về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Khách quan mà nói, trong những năm qua công tác quản lýnhà nước về vệ sinh ATTP đã được chú trọng, có tiến bộ trên nhiều mặt. Đã có nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; nhiều hàng hóa thực phẩm sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn quốc tế về ATTP; một số mô hình chế biến thực phẩm an toàn thu hút được người tiêu dùng. Việc ứng dụng công nghệ để truy xuất nguồn gốc thực phẩm đang được người tiêu dùng áp dụng ở các thành phố lớn. Tuy nhiên tình trạng mất ATTP đang xảy ra ở nhiều nơi, trở thành vấn đề lớn, gây bức xúc, lo lắng trong xã hội; là nguy cơ hiện hữu hàng ngày, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn tính mạng của từng người dân, đến giống nòi dân tộc và sự phát triển bền vững đất nước.

Công tác quản lý nhà nước về ATTP vẫn còn hạn chế, bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật. Có nhiều vụ việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm xảy ra trên địa bàn nhưng chính quyền và cơ quan chức năng của địa phương không nắm được, biểu hiện của sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm. Ở một phía khác, cũng cần nói thêm rằng có một số cơ quan báo chí thiếu kiểm chứng thông tin đã đưa một số thông tin thiếu chính xác, căn cứ khoa học như vụ “nước mắm nhiễm thạch tín” hay chuyện “cây chổi quét rau”…đã tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của nhân dân về thực phẩm an toàn ở nước ta.

Những hạn chế, bất cập trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân một số cấp ủy, chính quyền chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm ATTP; các cơ quan chức năng chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Thể chế, chính sách về đảm bảo ATTP chưa phù hợp, thiếu đồng bộ; chế tài chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa có hiệu quả vi phạm về ATTP… Để thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đảm bảo ATTP, trong thời gian tới cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cần thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được đề ra trong Kết luận số 11- KL/TW ngày 19/1/2017 của Ban Bí thư khóa XII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề ATTP trong tình hình mới.

Trước hết, phải xác định ATTP có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển của đất nước; trở thành thách thức an ninh phi truyền thống. Phấn đấu sớm đạt được mục tiêu: Tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam đều là thực phẩm an toàn. Đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, vừa cấp bách vừa lâu dài, phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân các cấp và các phương tiện thông tin đại chúng để đảm bảo ATTP ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng.

Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ATTP, về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về ATTP; khơi dậy, phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, từng doanh nhân, từng hộ gia đình và từng người dân để bảo đảm ATTP, nhất là trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Các cơ quan báo chí tuyên truyền về ATTP cần đa dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục; biểu dương các điển hình tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; quảng bá các thương hiệu về ATTP; công bố tên, địa chỉ những doanh nghiệp, hộ kinh doanh, sản phẩm hàng hóa vi phạm ATTP. Mặt khác cần tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết là với các nước láng giềng để bảo đảm ATTP; kiểm soát chặt chẽ hóa chất bảo vệ thực vật, các chất cấm trong sản xuất thực phẩm và thực phẩm nhập khẩu vào nước ta. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ATTP. Hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về ATTP theo tiêu chí tiên tiến thế giới.

Phân định rõ trách nhiệm của các ngành chức năng trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, nhập khẩu thực phẩm trước khi đưa vào lưu thông và tiêu dùng; phòng, chống nạn hàng giả, hàng kém chất lượng và hàng nhái đang lưu thông trên thị trường. Bổ sung các chế tài cần thiết, bảo đảm xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm ATTP. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP có trách nhiệm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về ATTP, về các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm ATTP để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về ATTP. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, xanh và sạch; khuyến khích đầu tư sản xuất, chế biến thực phẩm với quy mô lớn theo chuỗi sản xuất đảm bảo ATTP; đổi mới công nghệ sản xuất thực phẩm, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư, tham gia xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm nghiệm và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật bảo đảm ATTP.

Nguồn: (baoquangtri.vn)

 

 

 Liên hệ - Góp ý  Quay lại!

Bình luận của bạn:

Bình luận bạn đọc (0)

CÁC TIN KHÁC
Khu vực hồ Hoàn Kiếm - phụ cận và phố cổ Hà Nội được công nhận là khu du lịch cấp thành phố (3/11/2023)
Hội An và Đà Lạt chính thức trở thành Thành phố sáng tạo UNESCO (3/11/2023)
Lễ hội Miếu Bà Ngũ Hành - vẻ đẹp văn hóa lịch sử lâu đời (27/10/2023)
Đến Hà Giang xem lễ hội “kéo chày” (24/10/2023)
Đặc sắc Lễ cầu an của người Ba Na (24/10/2023)
Tuần lễ Văn hóa du lịch - Liên hoan ẩm thực Nam Bộ 2023 sẽ diễn ra vào tháng 11 (23/10/2023)
P'apiu resort (Hà Giang - Việt Nam) được vinh danh là khu nghỉ dưỡng lãng mạn hàng đầu châu Á (23/10/2023)
Ngày hội Trình diễn cây nêu và giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam (23/10/2023)
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 23 sẽ diễn ra tại Đà Lạt (23/10/2023)
Copyright 2024 by CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH QUẢNG TRỊ