DÂN SỐ

Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân số toàn tỉnh là 599.221người (trong đó nữ giới có 301.763 người và nam giới có 297.458 người), dân số khu vực thành thị chiếm 28,02%, chiếm 71,98%.

1. Hiện trạng dân số và sự phân bố dân cư

          Theo số liệu tổng điều tra dân số, dân số toàn tỉnh là 599.221người (trong đó nữ giới có 301.763 người và nam giới có 297.458 người), dân số khu vực thành thị chiếm 28,02%, chiếm 71,98%. Trên địa bàn tỉnh gồm 3 dân tộc chính là dân tộc Kinh (chiếm 87,13%) Vân Kiều (chiếm 10,47%), Pa Cô (chiếm 2,14%), các dân tộc còn lại chiếm 0,26%. Đồng bào dân tộc thiểu số tập trung chủ yếu ở hai huyện Đa Krông, Hướng Hoá và một số xã thuộc các huyện Gio Linh, huyện Vĩnh Linh, huyện Cam Lộ.

Mật độ dân số bình quân của tỉnh là 126 người/km2 (thấp hơn mức trung bình của cả nước 260 người/km2, Bắc Trung bộ là 207 người/km2). Dân số của tỉnh phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính, mật độ dân số cao nhất là thành phố Đông Hà 1.137 người/km2; trong khi đó đơn vị có mật độ thấp nhất là huyện Đa Krông 30 người/km2; huyện Hướng Hóa 65 người/km2.

Bảng 1.17: Dân số và mật độ dân số phân theo đơn vị hành chính

STT

Tên đơn vị

Dân số (người)

Diện tích (ha)

Mật độ dân số (người/km2)

 

Toàn tỉnh

599.221

473.982,23

126

1

TP Đông Hà

  82.944

7.295,87

1.137

2

Thị xã Quảng Trị

  23.219

7.291,60

318

3

Huyện Vĩnh Linh

  84.810

61.716,55

136

4

Huyện Hướng Hóa

  75.228

115.283,14

65

5

Huyện Gio Linh

  72.457

47.381,85

153

6

Huyện Đakrông

  36.308

122.444,64

30

7

Huyện Cam Lộ

  44.253

34.447,39

128

8

Huyện Triệu Phong

  93.640

35.377,38

265

9

Huyện Hải Lăng

 85.962

42.513,43

202

10

Huyện đảo Cồn Cỏ

       400

230,38

174

Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, tiếp tục thực hiện có hiệu quả phong trào khu phố, làng bản không sinh con thứ 3. Trong giai đoạn 2005 - 2010, tỷ suất sinh giảm bình quân mỗi năm 0,6%0. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,566% năm 2000 xuống còn 1,13% năm 2010.

Bảng 1.18: Tỷ lệ  sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ tăng tự nhiên qua các năm

Chỉ tiêu

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

Tỷ lệ sinh (%o)

24,63

20,42

19,20

Tỷ lệ chết (%o)

8,97

7,53

7,90

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%o)

15,66

12,89

11,30

2. Lao động và việc làm

Tính đến cuối năm 2010, tỉnh Quảng Trị có 302.650 người trong độ tuổi lao động (chiếm 50,71% dân số), trong đó số lao động, phân bố trong các ngành nông, lâm nghiệp chiếm 55,44%; thủy sản 4,29%; công nghiệp, xây dựng chiếm 12,3%; thương mại - dịch vụ chiếm 28,4%... Trong giai đoạn 2005 - 2010 trung bình mỗi năm tăng 4.100 - 4.200 lao động.

Công tác đào tạo nguồn nhân lực từng bước được quan tâm đầu tư, tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng, năm 2010 tăng lên 28,5% tổng số lao động trong đó: Cao đẳng và đại học trở lên chiếm 6,8%, trung học chuyên nghiệp chiếm 5,9%, công nhân kỹ thuật chiếm 10,1%. Trong giai đoạn 2001 - 2010, bình quân hàng năm đã tạo việc làm mới cho khoảng 8.000 - 8.500 lao động. Tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị giảm từ 6,55% năm 2001 xuống còn 3,91% năm 2010. Tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn tăng từ 73% lên 79,6%.

Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, trong đó: lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ 8,8% năm 2000 lên 10,4% năm 2005 và 12,3% năm 2009; lao động thương mại, dịch vụ tăng nhanh từ 21,4% năm 2000 lên 26,90% năm 2005 và 28,4% năm 2010; tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp giảm dần nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (chiếm 55,44% năm 2010).

3. Thu nhập và mức sống

Thu nhập và mức sống của đại bộ phận dân cư trên địa bàn tỉnh được nâng lên rõ rệt. Điều kiện hưởng thụ về y tế, giáo dục, văn hóa... được cải thiện đáng kể. Các tiện nghi sinh hoạt của gia đình tăng nhanh, ngày càng có nhiều hộ khá, hộ giàu; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn mới năm 2010 còn 17,8% (giảm12,1% so với năm 2005). Mức thu nhập bình quân người tăng từ 2,89 triệu đồng/người năm 2000 lên 5,48 triệu đồng năm 2005 và năm 2010 là 11,36 triệu đồng. Tuy nhiên sự chênh lệch về thu nhập và các chỉ tiêu mức sống giữa các địa phương cũng như khu vực thành thị và nông thôn trong tỉnh còn khá lớn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (huyện Hướng Hóa, Đakrông...).  

Nguồn: (http://quyhoachdat.quangtri.gov.vn)

Copyright 2024 by CỔNG THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TỈNH QUẢNG TRỊ